TUYỂN SINH 2022: NỮ CÓ THEO HỌC ĐƯỢC NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG KHÔNG?

Câu hỏi của một bạn nữ học sinh trên báo Vnexpress online tại mục Giáo dục ngày 02 tháng 03 năm 2022.

Tại sao Kỹ thuật Môi trường thường ưu tiên nam?

Dự tính thi vào ngành Kỹ thuật Môi trường, em đang tìm hiểu về ngành này và có nhiều điểm thắc mắc.

Em là nữ, học lớp 12 và đang trong quá trình chọn ngành. Em thấy nhiều người bảo ngành Kỹ thuật Môi trường khó xin việc, lại vất vả. Hơn nữa ngành này ưu tiên cho nam. Em thắc mắc không hiểu sao ngành lại có đặc thù vậy.

Ý kiến của một vài bạn đọc (các em học sinh có thể tham khảo để hiểu thực tế công việc môi trường thú vị mà các anh/chị đang làm):

Tùng Xèng:

 Chị học ngành kỹ thuật môi trường năm 2000. Lớp chị đa số là nữ. Tùy công việc mình làm sau ra trường mà vất vả hay không. Chị tạm chia nhóm công việc như sau nhé.
1. Những việc như thi công hệ thống xử lý nước thải, khí thải, tiếng ồn, hệ thống cấp thoát nước; vận hành trạm xử lý nước thải, nhà máy xử lý rác thì nắng gió ồn bụi nhiều. Việc này thường phù hợp với nam.

2. Những việc như vận hành phòng thí nghiệm môi trường, quản lý môi trường ở một khu công nghiệp hay doanh nghiệp thì cả nam và nữ đều có thể làm.

3. Thiết kế hệ thống xử lý môi trường (nước cấp, nước thải, cấp thoát nước, ồn, …), nam nữ đều hợp.

4. Làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước (Phòng/ Sở Tài nguyên Môi trường, Cảnh sát môi trường, Công ty môi trường đô thị,…) tùy vị trí mà nam hay nữ phù hợp.

5. Tư vấn về môi trường (làm đánh giá tác động mtr của 1 dự án, giám sát các chỉ tiêu môi trường,…).

6. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường của 1 doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế. Công việc này thú vị, giúp em hiểu biết nhiều ngành nghề. Nhưng nghề này đi nhiều, phụ nữ có gia đình sẽ rất vất vả.

7. Các công việc về phát triển bền vững, bảo tồn, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Loại công việc này đa số ở các cty nước ngoài, tổ chức phi chính phủ (NGO). Chị khuyến khích em đi theo hướng này. Mtr làm việc năng động cởi mở, nhiều kiến thức mới, cv thú vị, có ý nghĩa.

Tùng Xèng:

Chị bổ sung thêm vài nhóm công việc nữa,

8. Sale các loại máy móc (bơm, máy khuấy, máy thổi khí, máy phân tích ở phòng thí nghiệm,…), hóa chất, công nghệ, giải pháp,… ngành môi trường.

9. Nghiên cứu, tư vấn độc lập các vấn đề về mtr (khảo sát phân bố rác, hành vi tiêu thụ túi nilon, …). Những dự án này đa phần do các tập đoàn lớn hoặc NGO tài trợ.
10. Nghiên cứu, giảng dạy ở các trường ĐH, viện nghiên cứu.

thuynga.moitruong:

Kỹ thuật môi trường nếu làm thiết kế,tư vấn vẫn có thể ngồi văn phòng nha bạn.Nhưng nếu chịu khó đi nhiều ,chịu được mùi hôi,nắng gió …rác tại các dự án thì mức lương cao hơn. Hãy xem thiên hướng của bản thân, thích thiết kế tư vấn hay vận hành các công trình môi trường để xác định bản thân ở tương lai. Chúc bạn thành công.

unknownj90:

Chào bạn, ngay cả trong cái tên ngành đã thấy men men rồi nhưng bạn yên tâm, nữ học khá nhiều, học kỹ thuật môi trường sẽ được học bao quát về môi trường (kỹ thuật xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại, năng lượng tái tạo, học về thủy lực, thủy văn, xây dựng,… được học luật và phân tích môi trường,… mỗi thứ 1 ít) nói chung là kiến thức rất nhiều và điều quan trọng là ra trường xin việc, nếu bạn chịu tìm hiểu và học thêm về phân tích phòng thí nghiệm bạn có thể làm việc trong các phòng lab, còn có thể làm tư vấn môi trường, còn việc không hợp nữ ở đây là khi làm nhân viên vận hành các hệ thống xử lý nước thải thôi (này đi ca rất cực cho nữ). Nói tóm lại là học ngành kỹ thuật cũng khá vất vả và ra trường có việc làm hay không phần lớn là phụ thuộc các kỹ năng mềm, cá tính và may mắn nữa, ngành học chỉ hỗ trợ một phần mà thôi. Điều quan trọng nhất khi chọn ngành là bạn có thích hay không. Chúc bạn thành công!

lttnguyen94:

Chào em. Chị cũng học KTMT (hồi chị học thì chỉ có 2 mảng KTMT và Quản Lý Môi Trường) và mong cho em một số lời khuyên thế này. Ở xã hội Việt Nam, bất kỳ ngành nghề nào yêu cầu sức mạnh thể chất, chịu được môi trường làm việc khắc nghiệt hầu hết sẽ chỉ tuyển nam, đặc biệt là ngành kỹ thuật.

Giờ chỉ nói về ngành Môi Trường, em cần tìm hiểu trước và xác định em muốn làm việc ở vị trí nào trong ngành.

1. Mảng sale; tư vấn; quản lý, thiết kế các mô hình xử lý nói chung; giảng dạy hoặc phòng thí nghiệm (những vị trí ngồi ở văn phòng): phù hợp với nữ.

2. Mảng giám sát vận hành, thi công, bảo trì hệ thống, hay quan trắc (phải ra thực địa) thì có định kiến xã hội sẽ ngăn em lại, muốn theo thì cần phải cố gắng gấp trăm ngàn lần, và nhiều khi như vậy cũng chưa đủ.

4. Em cần đầu tư tiếng Anh (thật sự rất cần thiết, kể cả khi làm việc trong nước hay tìm đường du học)

Có muôn vàn câu chuyện thực tế về việc làm trong ngành môi trường, nhưng điểm vô lý là dù em học giỏi ra sao, tháo vát cỡ nào thì cũng khó cạnh tranh chỉ vì là con gái. Chị nói ở đây không phải để làm nhục chí em, nhưng em cần biết thực tế ra sao để tính toán bước đi phù hợp. Không có gì là không thể, biết đâu nếu em chăm chỉ, quyết tâm cộng thêm chút may mắn em sẽ có được công việc mình mong muốn thì sao?

Chúc em sáng suốt và thành công trên con đường mình chọn.

(Vnexpress online 02/03/2022).

Các em học sinh quan tâm nội dung đầy đủ của bài báo ở link này:

https://vnexpress.net/tai-sao-ky-thuat-moi-truong-thuong-uu-tien-nam-4430576.html